Tp.HCM sẽ phát triển như thế nào đến năm 2050?
Tp.HCM sẽ phát triển như thế nào đến năm 2050?
Với đà tăng trưởng về dân số như hiện nay, cộng thêm những nỗi đau đầu giải quyết các vấn nạn về đô thị, TP.HCM đang mang biểu hiện rõ nét của cơn bệnh trầm kha về các bài tóan về giao thông, triều cường, lụt lội, ô nhiễm, mất ổn định về nguồn nước, nguồn điện…. Vì vậy câu hỏi thành phố HCM đến năm 2050 sẽ phát triển như thế nào sẽ không phải là câu hỏi quá sớm mà phải là câu hỏi của ngày hôm nay
Thành phố HCM sẽ mở rộng đến đâu?
Theo quy hoạch đô thị, TP.HCM sẽ mở rộng biên giới của nó đến các tỉnh, thành phố xung quanh gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa –Vũng Tàu, Tiền Giang với diện tích mở rộng là 30,404 km2 và bán kính ảnh hưởng từ 150-200 km. Đúng về thuật ngữ đô thị học thì lúc đó TP.HCM sẽ là siêu đô thị, là “đô thị hạt nhân” và các vùng phụ cận sẽ là các đô thị vệ tinh bao quan. Lúc đó TP.HCM sẽ có dân số ước chừng là 20-22 triệu nguời (năm 2020) và 28-30 triệu người (năm 2050).
Tuy vậy quy hoạch không thể ngay lập tức giải quyết vấn đề về chất lượng sống đô thị cho tất cả mọi người, hãy hình dung lúc đó “hạt nhân” vẫn bị vây quanh bởi dân số đông đúc trong vòng bán kính 30km, hưởng chất lượng sống đô thị cũ, gọi tên là đô thị công nghiệp tập trung, tính từ vành đai 2 vào trung tâm. Và vùng phụ cận từ 30-50km dọc theo vành đai 3.
Các đô thị vệ tinh trong vòng 30km sẽ là “cứu cánh” cho cư dân TP.HCM:
Các đô thị vệ tinh phát triển theo hướng đa cực, lấy TP.HCM là trung tâm. Cực Đông Nam sẽ là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trong đó Vũng Tàu là đô thị hạt nhân, cực phía Đông với Dầu Giây, Long Thành, Giá Ray, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu với Long Thành là đô thị hạt nhân, cứ như thế, cực Bắc là đô thị Chơn Thành, cực Tây Bắc là Tây Ninh, và Tây Nam là Mỹ Tho, Tân An là đô thị hạt nhân.
Các đô thị hạt nhân có những vai trò khác nhau, có cái độc lập và có cái phụ thuộc. Thí dụ Biên Hòa là đô thị độc lập và Vĩnh Cửu là đô thị phụ thuộc vì chúng mang những nhiệm vụ khác nhau trong việc “giải cứu” TP.HCM ra khỏi “khủng hoảng” về nhân mãn. Và vì thế người dân Thành phố sẽ được vay “không gian sống” của các vùng đô thị vào những ngày cuối tuần.
Thật vậy, nếu hỏi từ TP.HCM cuối tuần có thể đi đâu để ngắm biển thì câu trả lời gần nhất là Vũng Tàu, xa là Nha Trang, Phan Thiết. còn nếu hỏi đi đâu để tìm không gian sinh thái xanh, nghỉ dưỡng thì câu trả lời sẽ là Đà Lạt, Lâm Đồng… tuy nhiên trong thực tế, các khu du lịch này cũng đang chịu gánh nặng về sự ô nhiễm. Đà Lạt đã không còn lạnh như xưa, trong năm đã có những lúc thời tíêt nóng đến người Đà Lạt phải ngạc nhiên. Vũng Tàu cũng không còn nhiều biển tự nhiên, đa số đã trở thành vùng quy hoạch cho các khách sạn, nhà hàng quốc tế không thể đáp ứng cho người thành phố ngày càng đông.
Trên xu thế đó, đô thị hóa với các đô thị vệ tinh là vấn đề song phương: vừa phải giải quyết đời sống cho cư dân sở tại vừa phải đỡ gánh nặng của dân nhập cư, tạm trú, di trú, khách du lịch đảm bảo phát triển kinh tế, công, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch cùng phát triển mà không phá vỡ cấu trúc hành chánh, dân số, cảnh quan, môi trường là một bài toán nan giải.
Vĩnh Cửu – Đô thị vệ tinh đảm nhận chức năng sinh thái của thành phố HCM:
Nằm phía bắc TP.Biên Hòa, Vĩnh Cửu là một trong 9 huyện của tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với thác thủy điện Trị An. Vĩnh Cửu cách TP.HCM 30km về phía đông, Từ ngã tư Khu CN Amata - QL1A rẽ vào đường Đồng Khởi khỏang 3 km là đến địa phận huyện Vĩnh Cửu. Đây là vùng phát triển nghề làm vườn, trồng trọt và khu công nghiệp. Từ khi KCN Thạnh Phú được thành lập, các công ty đổ về tạo nện một thị truờng lao động hấp dẫn thu hút các dân ngọai tỉnh vì thế dân số tăng lên đáng kể: Theo thống kê toàn huyện có 25.000-30.000 người (2005), 45.000 người năm 2010, và theo dự đoán, sẽ tăng lên 68.000 người (năm 2020) trong đó độ tuổi 18-35 tuổi sẽ chiếm tới 68%. Vĩnh Cửu cũng chịu sức ép về dân số và bài tóan đô thị hóa đang phải giải quyết vấn đề này.
Để giải quyết vấn đề đó, Vĩnh Cửu đã được chủ trương xây dựng khu đô thị Thạnh Phú, quy mô 897 ha đảm nhận vai trò khu đô thị công nghệ, thương mại dịch vụ cho tòan huyện và nối kết với thành phố Biên Hòa, Dầu Giây, Bình Dương qua hai tuyến giao thông huyết mạch là vành đai 3 và trục lộ TL24 (ĐT768). Trên cơ sở quỹ đất còn rộng cộng với hạ tầng hiện hữu cho phép Vĩnh Cửu trở thành nơi tập trung đông dân mà không gây tắc nghẽn vì diện tích/đầu nguời còn khá cao. Thêm vào đó, diện tích trồng trọt, cây xanh, đồi cỏ… tự nhiên cho phép Vĩnh Cửu trở thành vùng sinh thái mát mẻ, người dân sống chung nhà vườn nên đi đâu cũng thấp thóang các mảng xanh tự nhiên. Ngoài ra Vĩnh Cửu còn có sông Đồng Nai bao quanh, tạo nên những cù lao tươi mát, tiêu biểu như cù lao Tân Triều nơi trồng nên giống bưởi ngon nổi tiếng- Bưởi Tân Triều. Dân cư ở đây đã biết phối hợp nghề trồng trọt với du lịch, đón các khách từ TP.HCM về thư giãn, giải trí cuối tuần, Ngoài ra các tiện ích sống của dân cư đã có sẵn: chợ búa, trường học, bệnh viện… tạo tiền đề trở thành đô thị vệ tinh sinh thái đầy tiềm năng.
Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An
Với đà tăng trưởng về dân số như hiện nay, cộng thêm những nỗi đau đầu giải quyết các vấn nạn về đô thị, TP.HCM đang mang biểu hiện rõ nét của cơn bệnh trầm kha về các bài tóan về giao thông, triều cường, lụt lội, ô nhiễm, mất ổn định về nguồn nước, nguồn điện…. Vì vậy câu hỏi thành phố HCM đến năm 2050 sẽ phát triển như thế nào sẽ không phải là câu hỏi quá sớm mà phải là câu hỏi của ngày hôm nay
Thành phố HCM sẽ mở rộng đến đâu?
Theo quy hoạch đô thị, TP.HCM sẽ mở rộng biên giới của nó đến các tỉnh, thành phố xung quanh gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa –Vũng Tàu, Tiền Giang với diện tích mở rộng là 30,404 km2 và bán kính ảnh hưởng từ 150-200 km. Đúng về thuật ngữ đô thị học thì lúc đó TP.HCM sẽ là siêu đô thị, là “đô thị hạt nhân” và các vùng phụ cận sẽ là các đô thị vệ tinh bao quan. Lúc đó TP.HCM sẽ có dân số ước chừng là 20-22 triệu nguời (năm 2020) và 28-30 triệu người (năm 2050).
Tuy vậy quy hoạch không thể ngay lập tức giải quyết vấn đề về chất lượng sống đô thị cho tất cả mọi người, hãy hình dung lúc đó “hạt nhân” vẫn bị vây quanh bởi dân số đông đúc trong vòng bán kính 30km, hưởng chất lượng sống đô thị cũ, gọi tên là đô thị công nghiệp tập trung, tính từ vành đai 2 vào trung tâm. Và vùng phụ cận từ 30-50km dọc theo vành đai 3.
Các đô thị vệ tinh trong vòng 30km sẽ là “cứu cánh” cho cư dân TP.HCM:
Các đô thị vệ tinh phát triển theo hướng đa cực, lấy TP.HCM là trung tâm. Cực Đông Nam sẽ là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trong đó Vũng Tàu là đô thị hạt nhân, cực phía Đông với Dầu Giây, Long Thành, Giá Ray, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu với Long Thành là đô thị hạt nhân, cứ như thế, cực Bắc là đô thị Chơn Thành, cực Tây Bắc là Tây Ninh, và Tây Nam là Mỹ Tho, Tân An là đô thị hạt nhân.
Các đô thị hạt nhân có những vai trò khác nhau, có cái độc lập và có cái phụ thuộc. Thí dụ Biên Hòa là đô thị độc lập và Vĩnh Cửu là đô thị phụ thuộc vì chúng mang những nhiệm vụ khác nhau trong việc “giải cứu” TP.HCM ra khỏi “khủng hoảng” về nhân mãn. Và vì thế người dân Thành phố sẽ được vay “không gian sống” của các vùng đô thị vào những ngày cuối tuần.
Thật vậy, nếu hỏi từ TP.HCM cuối tuần có thể đi đâu để ngắm biển thì câu trả lời gần nhất là Vũng Tàu, xa là Nha Trang, Phan Thiết. còn nếu hỏi đi đâu để tìm không gian sinh thái xanh, nghỉ dưỡng thì câu trả lời sẽ là Đà Lạt, Lâm Đồng… tuy nhiên trong thực tế, các khu du lịch này cũng đang chịu gánh nặng về sự ô nhiễm. Đà Lạt đã không còn lạnh như xưa, trong năm đã có những lúc thời tíêt nóng đến người Đà Lạt phải ngạc nhiên. Vũng Tàu cũng không còn nhiều biển tự nhiên, đa số đã trở thành vùng quy hoạch cho các khách sạn, nhà hàng quốc tế không thể đáp ứng cho người thành phố ngày càng đông.
Trên xu thế đó, đô thị hóa với các đô thị vệ tinh là vấn đề song phương: vừa phải giải quyết đời sống cho cư dân sở tại vừa phải đỡ gánh nặng của dân nhập cư, tạm trú, di trú, khách du lịch đảm bảo phát triển kinh tế, công, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch cùng phát triển mà không phá vỡ cấu trúc hành chánh, dân số, cảnh quan, môi trường là một bài toán nan giải.
Vĩnh Cửu – Đô thị vệ tinh đảm nhận chức năng sinh thái của thành phố HCM:
Nằm phía bắc TP.Biên Hòa, Vĩnh Cửu là một trong 9 huyện của tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với thác thủy điện Trị An. Vĩnh Cửu cách TP.HCM 30km về phía đông, Từ ngã tư Khu CN Amata - QL1A rẽ vào đường Đồng Khởi khỏang 3 km là đến địa phận huyện Vĩnh Cửu. Đây là vùng phát triển nghề làm vườn, trồng trọt và khu công nghiệp. Từ khi KCN Thạnh Phú được thành lập, các công ty đổ về tạo nện một thị truờng lao động hấp dẫn thu hút các dân ngọai tỉnh vì thế dân số tăng lên đáng kể: Theo thống kê toàn huyện có 25.000-30.000 người (2005), 45.000 người năm 2010, và theo dự đoán, sẽ tăng lên 68.000 người (năm 2020) trong đó độ tuổi 18-35 tuổi sẽ chiếm tới 68%. Vĩnh Cửu cũng chịu sức ép về dân số và bài tóan đô thị hóa đang phải giải quyết vấn đề này.
Để giải quyết vấn đề đó, Vĩnh Cửu đã được chủ trương xây dựng khu đô thị Thạnh Phú, quy mô 897 ha đảm nhận vai trò khu đô thị công nghệ, thương mại dịch vụ cho tòan huyện và nối kết với thành phố Biên Hòa, Dầu Giây, Bình Dương qua hai tuyến giao thông huyết mạch là vành đai 3 và trục lộ TL24 (ĐT768). Trên cơ sở quỹ đất còn rộng cộng với hạ tầng hiện hữu cho phép Vĩnh Cửu trở thành nơi tập trung đông dân mà không gây tắc nghẽn vì diện tích/đầu nguời còn khá cao. Thêm vào đó, diện tích trồng trọt, cây xanh, đồi cỏ… tự nhiên cho phép Vĩnh Cửu trở thành vùng sinh thái mát mẻ, người dân sống chung nhà vườn nên đi đâu cũng thấp thóang các mảng xanh tự nhiên. Ngoài ra Vĩnh Cửu còn có sông Đồng Nai bao quanh, tạo nên những cù lao tươi mát, tiêu biểu như cù lao Tân Triều nơi trồng nên giống bưởi ngon nổi tiếng- Bưởi Tân Triều. Dân cư ở đây đã biết phối hợp nghề trồng trọt với du lịch, đón các khách từ TP.HCM về thư giãn, giải trí cuối tuần, Ngoài ra các tiện ích sống của dân cư đã có sẵn: chợ búa, trường học, bệnh viện… tạo tiền đề trở thành đô thị vệ tinh sinh thái đầy tiềm năng.
Tuấn Anh
Mua Ban Nha Dat | Mua Ban Dat Nen | Tin Dia oc | Dat Binh Duong | Dat Dong Nai | Dat TP Ho Chi Minh | Dat Long An
Tp.HCM sẽ phát triển như thế nào đến năm 2050?
Reviewed by Lai Tuan
on
Wednesday, April 04, 2012
Rating:
No comments: