Bàn về phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
Một trong những chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo là thực hiện định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn 2009-2020.
Theo dự báo, dân số đô thị Việt Nam sẽ vào khoảng 35 triệu người đến năm 2015 và 44 triệu người năm 2020, chiếm gần 50% dân số cả nước. Với mục tiêu nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị bằng cách đầu tư, cải thiện các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường đô thị... thông qua chương trình nâng cấp đô thị quốc gia, tình hình đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng với kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên qua thực tiễn, vấn đề về nguồn lực, năng lực thực hiện là những hạn chế đang ngày càng trở nên bức xúc.
Đô thị hóa mạnh mẽ
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 445/QĐ-TTG ngày 7/4/2009 phê duyệt Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng; có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.
Trong giai đoạn này, nhiều mục tiêu được đề ra là tổng số đô thị cả nước phải đạt từ 870-1.000; nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị sẽ tăng từ 335.000 ha đến 450.000 ha và bình quân diện tích nhà ở đô thị tăng từ 15 đến 20m2/người, cùng với nhiều tiêu chí khác về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Qua triển khai thực hiện, Bộ Xây dựng tổng kết đến hết tháng 6/2011, cả nước hiện có 752 đô thị. Cụ thể gồm hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 52 đô thị loại IV, còn lại là các đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 31%, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 31.000 km2 - trong đó, nội thành, nội thị chiếm trên 12.000 km2.
Về phát triển các khu đô thị mới, báo cáo tổng kết của Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ cả nước hiện có 632 dự án khu đô thị mới - với 538 dự án có quy mô nhỏ dưới 200 ha, 80 dự án từ 200 đến 1.000 ha và 14 dự án rộng hơn 1.000 ha.
Tiến sĩ Đỗ Tú Lan, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng nhận định đến năm 2010, với 26 triệu dân cư sống tại các đô thị, tốc độ tăng trưởng dân số đạt 3,4% và kinh tế đô thị chiếm 70% GDP của cả nước thì xu thế phát triển đô thị ở Việt Nam là tất yếu. Sau nhiều nỗ lực cải thiện mức sống cho từng đô thị, đến nay, mạng lưới đô thị đã được phân bổ hợp lý trên 6 vùng kinh tế của đất nước. Việc tăng thêm 126 đô thị, tương đương mỗi tháng một đô thị cho thấy mức độ đô thị hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, có sức lan tỏa rộng lớn và phân bổ đồng đều hơn trên phạm vi cả nước.
Diện mạo các đô thị cũng đang chuyển biến từng ngày với sự xuất hiện của nhiều các quần thể kiến trúc hiện đại và quy mô lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện và đầu tư mở rộng. Hạ tầng kỹ thuật như đường sá, cầu cống, các công trình đấu nối kết hợp với hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, khu ở dân sinh… được đầu tư xây dựng nhiều hơn, chất lượng cao hơn.
Thách thức và thời cơ
Những mục tiêu phát triển hệ thống đô thị ở Việt Nam không chỉ là thách thức mà còn mang lại thời cơ phát triển tổng thể hệ thống đô thị văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, tính khả thi đến đâu còn phụ thuộc chủ yếu vào tiềm lực kinh tế, điều kiện phát triển và năng lực tự thân không chỉ của mỗi địa phương, mỗi vùng miền, mà còn của cả đất nước.
Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Hà cho rằng với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và quy mô hộ gia đình có xu hướng nhỏ dần đi (năm 1999 trung bình là 4,5 người/hộ, năm 2009 chỉ còn 3,7 người/hộ và dự báo đến năm 2020 sẽ là 3,2 người/hộ) thì những nỗ lực phát triển đô thị, tăng nguồn cung nhà ở như hiện tại sẽ khó đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhất là khi bịu hạn chế về quỹ đất.
Tiến sĩ Đỗ Tú Lan nhấn mạnh: “Việc phát triển mạng lưới đô thị và thực hiện chương trình nâng cấp đô thị, tuy đã đạt một số kết quả, song vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định như mất cân đối và khó phân loại giữa các đô thị loại III và IV hay giữa loại IV và loại V”. Đô thị hóa phát triển, còn kéo theo những hệ lụy như vấn đề nhập cư, di dân từ khu vực trung tâm ra vùng ven đô, ngoại thành hay sự tự phát của các khu nhà ở kém chất lượng… Trong khi năng lực quản lý, năng lực điều hành ở mỗi địa phương còn nhiều hạn chế và rất khó kiểm soát. Đó là chưa kể những rủi ro tiềm ẩn, gây tác động xấu tới an sinh xã hội và mất cân bằng sinh thái.
Ngân hàng Thế giới bày tỏ quan ngại về việc mỗi năm, Việt Nam chuyển đổi khoảng 10.000 ha đất nông nghiệp thành đất đô thị; lấy đi đất đai màu mỡ vốn cung cấp lương thực, thực phẩm; phá hủy không gian nghỉ dưỡng và gây nên nhiều tổn hại khác đến môi trường. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng đang tác động lớn tới việc chuyển đổi cơ cấu ngành, nghề ở mỗi địa phương; ảnh hưởng tới năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao hay liên quan tới việc phá vỡ bản sắc đô thị, cùng các giá trị kiến trúc-văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền.
Một vị lãnh đạo cao cấp của Bộ Xây dựng nhận định rằng việc thực hiện những mục tiêu phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính, về nhân lực, cũng như đang phải “giằng xé” giữa mục tiêu tăng trưởng hay phát triển theo hướng bền vững. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thực hiện chiến lược đề ra, bởi vì ai cũng biết rằng không thể chỉ trông chờ vào tài trợ quốc tế. Gia tăng số lượng đô thị còn đặt ra những bài toán khó về phân loại và nâng cấp đô thị. Nhất là khi việc phân cấp quản lý, thẩm định đề án phân loại đô thị và quyền công nhận loại đô thị hiện nay còn chưa thống nhất, vẫn mang tính hình thức và dễ dẫn tới cơ chế “xin-cho”.
Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam sẽ mang lại những thời cơ mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần biết lượng sức mình, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cụ thể hóa các mục tiêu, kế hoạch hành động cùng các giải pháp thực hiện… Có làm như vậy, Việt Nam mới giải quyết được những vấn đề về vốn, nguồn nhân lực và từng bước hiện thực hóa những mục tiêu đề ra.
Theo dự báo, dân số đô thị Việt Nam sẽ vào khoảng 35 triệu người đến năm 2015 và 44 triệu người năm 2020, chiếm gần 50% dân số cả nước. Với mục tiêu nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị bằng cách đầu tư, cải thiện các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường đô thị... thông qua chương trình nâng cấp đô thị quốc gia, tình hình đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng với kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên qua thực tiễn, vấn đề về nguồn lực, năng lực thực hiện là những hạn chế đang ngày càng trở nên bức xúc.
Đô thị hóa mạnh mẽ
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 445/QĐ-TTG ngày 7/4/2009 phê duyệt Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng; có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.
Trong giai đoạn này, nhiều mục tiêu được đề ra là tổng số đô thị cả nước phải đạt từ 870-1.000; nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị sẽ tăng từ 335.000 ha đến 450.000 ha và bình quân diện tích nhà ở đô thị tăng từ 15 đến 20m2/người, cùng với nhiều tiêu chí khác về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Qua triển khai thực hiện, Bộ Xây dựng tổng kết đến hết tháng 6/2011, cả nước hiện có 752 đô thị. Cụ thể gồm hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 52 đô thị loại IV, còn lại là các đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 31%, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 31.000 km2 - trong đó, nội thành, nội thị chiếm trên 12.000 km2.
Về phát triển các khu đô thị mới, báo cáo tổng kết của Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ cả nước hiện có 632 dự án khu đô thị mới - với 538 dự án có quy mô nhỏ dưới 200 ha, 80 dự án từ 200 đến 1.000 ha và 14 dự án rộng hơn 1.000 ha.
Tiến sĩ Đỗ Tú Lan, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng nhận định đến năm 2010, với 26 triệu dân cư sống tại các đô thị, tốc độ tăng trưởng dân số đạt 3,4% và kinh tế đô thị chiếm 70% GDP của cả nước thì xu thế phát triển đô thị ở Việt Nam là tất yếu. Sau nhiều nỗ lực cải thiện mức sống cho từng đô thị, đến nay, mạng lưới đô thị đã được phân bổ hợp lý trên 6 vùng kinh tế của đất nước. Việc tăng thêm 126 đô thị, tương đương mỗi tháng một đô thị cho thấy mức độ đô thị hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, có sức lan tỏa rộng lớn và phân bổ đồng đều hơn trên phạm vi cả nước.
Diện mạo các đô thị cũng đang chuyển biến từng ngày với sự xuất hiện của nhiều các quần thể kiến trúc hiện đại và quy mô lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện và đầu tư mở rộng. Hạ tầng kỹ thuật như đường sá, cầu cống, các công trình đấu nối kết hợp với hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, khu ở dân sinh… được đầu tư xây dựng nhiều hơn, chất lượng cao hơn.
Thách thức và thời cơ
Những mục tiêu phát triển hệ thống đô thị ở Việt Nam không chỉ là thách thức mà còn mang lại thời cơ phát triển tổng thể hệ thống đô thị văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, tính khả thi đến đâu còn phụ thuộc chủ yếu vào tiềm lực kinh tế, điều kiện phát triển và năng lực tự thân không chỉ của mỗi địa phương, mỗi vùng miền, mà còn của cả đất nước.
Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Hà cho rằng với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và quy mô hộ gia đình có xu hướng nhỏ dần đi (năm 1999 trung bình là 4,5 người/hộ, năm 2009 chỉ còn 3,7 người/hộ và dự báo đến năm 2020 sẽ là 3,2 người/hộ) thì những nỗ lực phát triển đô thị, tăng nguồn cung nhà ở như hiện tại sẽ khó đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhất là khi bịu hạn chế về quỹ đất.
Tiến sĩ Đỗ Tú Lan nhấn mạnh: “Việc phát triển mạng lưới đô thị và thực hiện chương trình nâng cấp đô thị, tuy đã đạt một số kết quả, song vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định như mất cân đối và khó phân loại giữa các đô thị loại III và IV hay giữa loại IV và loại V”. Đô thị hóa phát triển, còn kéo theo những hệ lụy như vấn đề nhập cư, di dân từ khu vực trung tâm ra vùng ven đô, ngoại thành hay sự tự phát của các khu nhà ở kém chất lượng… Trong khi năng lực quản lý, năng lực điều hành ở mỗi địa phương còn nhiều hạn chế và rất khó kiểm soát. Đó là chưa kể những rủi ro tiềm ẩn, gây tác động xấu tới an sinh xã hội và mất cân bằng sinh thái.
Ngân hàng Thế giới bày tỏ quan ngại về việc mỗi năm, Việt Nam chuyển đổi khoảng 10.000 ha đất nông nghiệp thành đất đô thị; lấy đi đất đai màu mỡ vốn cung cấp lương thực, thực phẩm; phá hủy không gian nghỉ dưỡng và gây nên nhiều tổn hại khác đến môi trường. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng đang tác động lớn tới việc chuyển đổi cơ cấu ngành, nghề ở mỗi địa phương; ảnh hưởng tới năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao hay liên quan tới việc phá vỡ bản sắc đô thị, cùng các giá trị kiến trúc-văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền.
Một vị lãnh đạo cao cấp của Bộ Xây dựng nhận định rằng việc thực hiện những mục tiêu phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính, về nhân lực, cũng như đang phải “giằng xé” giữa mục tiêu tăng trưởng hay phát triển theo hướng bền vững. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thực hiện chiến lược đề ra, bởi vì ai cũng biết rằng không thể chỉ trông chờ vào tài trợ quốc tế. Gia tăng số lượng đô thị còn đặt ra những bài toán khó về phân loại và nâng cấp đô thị. Nhất là khi việc phân cấp quản lý, thẩm định đề án phân loại đô thị và quyền công nhận loại đô thị hiện nay còn chưa thống nhất, vẫn mang tính hình thức và dễ dẫn tới cơ chế “xin-cho”.
Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam sẽ mang lại những thời cơ mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần biết lượng sức mình, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cụ thể hóa các mục tiêu, kế hoạch hành động cùng các giải pháp thực hiện… Có làm như vậy, Việt Nam mới giải quyết được những vấn đề về vốn, nguồn nhân lực và từng bước hiện thực hóa những mục tiêu đề ra.
Theo Tầm Nhìn
Bàn về phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
Reviewed by Lai Tuan
on
Thursday, August 18, 2011
Rating:
No comments: