QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NHỮNG GÚT MẮC CẦN THÁO GỠ
Mục đích cuối cùng của quy hoạch đô thị là nhằm nâng cao chất lượng sống và hạnh phúc của con người, cộng đồng bằng việc tạo ra không gian sống thuận tiện, bình đẳng, tốt cho sức khỏe, hiệu quả, hấp dẫn cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Quy họach tốt giúp tạo ra những cộng đồng vĩ đại trong đó mọi người có nhiều lựa chọn tốt về cách và nơi mà họ muốn sống. Không những thế, định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc quy họach đô thị ở nước ta từ trước đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Đa phần chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… Đơn cử như TP.HCM là thành phố hiện đại nhất Việt Nam hiện nay cũng là một trong những thành phố sôi động bậc nhất châu Á. Tuy nhiên hiện nay, người dân thành phố hàng ngày phải đối mặt với rất nhiều những nguy cơ. Đó là sự tăng trưởng dân số mỗi năm một nhiều hơn dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường…
Một vấn đề nan giải khác của Việt Nam là vẫn chưa có quy hoạch giao thông theo đúng nghĩa của nó. Đó là dự báo lưu lượng giao thông, từ đó đưa ra quy mô hệ thống giao thông phù hợp. Ở nước ta, chưa có sự thống kê cần thiết để dựa theo đó làm quy hoạch giao thông. Đồng thời chưa có trường nào dạy về quy hoạch giao thông mà chỉ có các chương trình dạy về kỹ thuật xây dựng cầu đường. Đây là một nguyên nhân cơ bản, cùng với việc thiếu một hệ thống giao thông công cộng tốt và không kết hợp quy hoạch giao thông trong sử dụng đất, dẫn đến tình trạng như hiện nay.
Đô thị là một thực thể phức tạp. Quy hoạch đô thị cần một tư duy rộng bao trùm nhiều lĩnh vực về kinh tế, giao thông, xã hội học, môi trường… nhằm đưa ra định hướng và những chính sách phù hợp đế đạt tới một mục tiêu phát triển hoặc chất lượng cuộc sống nhất định trong đô thị. Có thể nói, các bất cập trong phát triển đô thị của TP.HCM đã được nhận diện và đã có chủ trương khắc phục, chấn chỉnh. Vần đề còn lại là triển khai các chủ trương ấy mạnh mẽ hơn trong thực tế.
Để giải quyết thực trạng này, một đồ án quy hoạch vùng TP. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích 30.404 km2 và bán kính ảnh hưởng từ 150 – 200 km đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch vùng TP. HCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP. HCM và 7 tỉnh xung quanh gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tiền Giang. Nhiều người làm việc ở TP. HCM đã quyết định về Bình Dương, Đồng Nai, nhất là những khu vực giáp ranh với TP. HCM để an cư. Sự chênh lệch về giá nhà đất giữa TP.HCM và Đồng Nai, Bình Dương là khá lớn, khiến cho nhiều cư dân đang làm việc ở TP.HCM không những đến về an cư mà còn thu hút nhiều bạn trẻ đến để lập nghiệp. Nhất là khi nền kinh tế ở các địa phương này đang có những bước phát triển vượt bậc, thu hút nhiều dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
Như Đồng Nai, hàng loạt những dự án công trình quốc gia như sân bay Long Thành, đường cao tốc TPHCM- Long Thành- Dầu Giây… đang dần được hoàn thiện. Trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu được xem là một trong những cơ hội đầu tư tiềm năng ở Đồng Nai hiện nay. Những tuyến đường liên tỉnh huyết mạch như 767, 768 đang được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Nhiều dự án khu dân cư bắt đầu triển khai, nhất là ở khu vực xã Thạnh Phú- nơi giáp ranh với TP. Biên Hoà. Những dự án như Lavender City, khu đô thị sinh thái Phước Giang,… thật sự hấp dẫn khi nằm trong khu vực có tiềm năng phát triển lâu dài, được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và môi trường sống. Chỉ trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa, khi hạ tầng giao thông phát triển, nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng tăng cao. Thay vì ở những ngôi nhà chật chội, họ sẽ chấp nhận đi xa hơn để ở có được một chốn an cư với hạ tầng tốt hơn, môi trường sống trong lành hơn so với hiện nay.
Có thể nói, quy hoạch giúp các thành viên của mỗi cộng đồng tham gia vào việc định hướng phát triển của cộng đồng đó. Đồng thời giúp họ tìm thấy một sự cân bằng giữa sự phát triển đô thị với việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, bảo vệ môi trường và những biến đổi trong khoa học và công nghệ.
Thái An
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NHỮNG GÚT MẮC CẦN THÁO GỠ
Reviewed by Lai Tuan
on
Tuesday, April 24, 2012
Rating: