Thực đơn BĐS cho người ít tiền
Bài toán “sở hữu nhà ở tại Thủ đô” đến nay vẫn khó giải với đại đa số những cá nhân, gia đình bám trụ ở Hà Nội. Càng gian nan hơn là đối tượng chỉ chủ động được tầm tài chính dưới một tỷ đồng, mưu cầu giao dịch một BĐS đảm bảo pháp lý (không tranh chấp, kiện tụng, không vướng…quy hoạch) lẫn đúng nghĩa một chốn an cư.
Cấp bách về nơi ở (dọn về sinh sống trong ngắn hạn), khách hàng vẫn “đính kèm” barem: an sinh tốt, đủ tiện ích xã hội – hạ tầng, yên tâm về chứng nhận quyền sử dụng – sở hữu và đặc biệt là giá vừa túi tiền. Phải chăng, bộ tiêu chí nêu trên là…không tưởng?!
Càng tìm, càng nản?
Sau khi gói 30.000 tỷ đồng được chính thức phán quyết thời hạn giải ngân, kỳ vọng của người có nhu cầu về nhà ở giá rẻ, được ưu đãi vay tín dụng hầu hết tập trung vào NƠXH. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm nhà ở mang tính an sinh quốc kế tại địa bàn Hà Nội nói riêng, các đô thị lớn nói chung, vẫn chỉ như muối bỏ biển so với sức cầu vô hạn.
Đến nay, nguồn căn hộ NƠXH ở khu vực Hà Nội được hình thành qua một vài dự án như: The Vesta Phú Lãm (Hà Đông), Tứ Hiệp, Đồng Mô (Hoàng Mai), Bamboo Garden (Quốc Oai), 143 Trần Phú, 30 Phạm Văn Đồng, Bright City, EcoHome…
Về phía khách hàng, việc vượt qua hai vòng xếp hàng (bốc thăm quyền mua, bốc thăm căn – tầng) cũng như hàng loạt quy định “cứng” về hồ sơ đăng ký mua nhà, vay vốn vẫn được ví như… leo cột mỡ.
Thậm chí, mới đây, tình trạng “méo mó” trong hoạt động bán hàng, quảng cáo của giới trung gian (bao gồm cả “chạy từ A đến Z” hồ sơ, bán suất mua, bán chênh, nhận đặt cọc qua sàn…) cũng được cho là có căn nguyên ở nhu cầu thực quá lớn so với nguồn cung eo hẹp.
Trao đổi với PV, anh Phạm Hải, làm việc trong một công ty chuyên lắp đặt nội thất cho căn hộ dự án, bình phẩm: Mua được NƠXH “hợp lý – hợp túi tiền” tưởng dễ mà rất khó. Những dự án trong khu gần trung tâm thì quá ít. Ở ngoài vành đai 3, xa nội thị, lại chờ đợi ròng rã vài năm thì thuê nhà tối ưu hơn. Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, bộ-ngành đều có chính sách ưu đãi về NƠXH, vậy mà thực tế triển khai vẫn… chưa đến được với người nghèo cần nhà ở.
Tập thể cũ, từng là lựa chọn của rất nhiều người trẻ, đặc biệt là gia đình hai thế hệ. Giá rẻ so với chung cư, pháp lý tốt, vị trí đa phần thuộc nội đô, tiện ích xã hội đủ, dân trí cao… tạo nên ưu điểm khó chối từ của loại hình nhà ở này. Nhưng vấn đề chất lượng công trình, an toàn cho tính mạng, tài sản của người dân lại là “điểm chết” của chung cư cũ.
“Nuôi ý định mua một căn tập thể cũ ở Thành Công (quận Đống Đa) từ trong năm. Tới khi Nghị định của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được ký ban hành, cộng thêm cơ quan chức năng công bố danh sách mức độ nguy hiểm về chất lượng công trình chung cư cũ, gia đình tôi buộc phải chuyển hướng. Nhìn sang chợ chung cư thương mại hiện hữu, vợ chồng tôi buộc lòng phải tiếp tục kéo dài hợp đồng thuê căn hộ chung cư mini ở quận Thanh Xuân với giá 3 triệu đồng/tháng.” – Thanh, một viên chức trong ngành thông tin thư viện, không giấu được vẻ chán nản.
Tài chính dưới 1 tỷ đồng, đồng nghĩa không mơ đến nhà đất thổ cư ở Thủ đô?!
Canh bạc mua đất không sổ
Tài chính dưới một tỷ đồng, đồng nghĩa không mơ đến nhà đất thổ cư. Dẫu vậy, tìm hiểu qua một số cò đất “gạo cội” trong nội thành Hà Nội, người mua có thể lựa chọn những nhà riêng trong vô vàn con ngõ vừa sâu – vừa nhỏ.
Theo đó, đặc điểm chung của nhà thổ cư dạng “ngõ nhỏ – phố nhỏ – nhà tôi ở đó” bao gồm: diện tích từ 9-10 m2 tới 20m2, dạng hình ống, thiếu lưu thông ánh sáng lẫn không khí tự nhiên.
Minh, một môi giới hoạt động chủ yếu ở địa bàn Đống Đa – Hai Bà Trưng, dẫn chứng một căn nhà ở trung tâm quận Đống Đa: Nhà trong cuối con ngõ hẹp chưa tới 1,5m, di chuyển ra Văn Miếu mất gần 10 phút, công trình xây từ trước năm 2.000, diện tích 17m2, chủ nhà phát giá 900 triệu đồng.
Theo môi giới, kiểu nhà thổ cư này rất hiếm nguồn cung vì chủ sở hữu thường không bán. Nhưng với những khách hàng là gia đình có trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, “chui” vào căn nhà quanh năm chỉ le lói vài tia sáng mặt trời thì không thể đảm bảo sức khỏe.
“Dù có giá 500 triệu đồng thì tôi cũng xin “kiếu” căn nhà kiểu ổ tò vò này. Thà đi mua nhà không sổ mà rộng rãi, thông thoáng còn hơn” – một nhân viên hợp đồng ngành giáo dục ở Hà Nội khẳng định.
Theo giới “đi lên từ đất”, đất chưa chứng nhận quyền sử dụng chỉ được giao dịch ở dạng … rỉ tai. Bởi bản chất nguồn gốc đất đều là đất ruộng, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, không “vướng” quy hoạch và không tranh chấp. Tuy nhiên, khả năng được cấp chứng nhận quyền sử dụng của đất dạng này chỉ là 50/50 – và tùy thuộc vào “quan hệ” của bên bán với địa phương sở tại(?)
Để đảm bảo an toàn tài chính cho người mua đất chưa sổ, kinh nghiệm thực tế giao dịch của giới đầu tư chuyên nghiệp cho rằng: Nếu đã “chấm” được đất vừa ý thì nên nhờ văn phòng luật, công chứng tư vấn và đến làm thủ tục giao dịch. Các đơn vị sẽ đưa ra phương án tối ưu cho người mua về giao dịch đất đai.
Cấp bách về nơi ở (dọn về sinh sống trong ngắn hạn), khách hàng vẫn “đính kèm” barem: an sinh tốt, đủ tiện ích xã hội – hạ tầng, yên tâm về chứng nhận quyền sử dụng – sở hữu và đặc biệt là giá vừa túi tiền. Phải chăng, bộ tiêu chí nêu trên là…không tưởng?!
Càng tìm, càng nản?
Sau khi gói 30.000 tỷ đồng được chính thức phán quyết thời hạn giải ngân, kỳ vọng của người có nhu cầu về nhà ở giá rẻ, được ưu đãi vay tín dụng hầu hết tập trung vào NƠXH. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm nhà ở mang tính an sinh quốc kế tại địa bàn Hà Nội nói riêng, các đô thị lớn nói chung, vẫn chỉ như muối bỏ biển so với sức cầu vô hạn.
Đến nay, nguồn căn hộ NƠXH ở khu vực Hà Nội được hình thành qua một vài dự án như: The Vesta Phú Lãm (Hà Đông), Tứ Hiệp, Đồng Mô (Hoàng Mai), Bamboo Garden (Quốc Oai), 143 Trần Phú, 30 Phạm Văn Đồng, Bright City, EcoHome…
Về phía khách hàng, việc vượt qua hai vòng xếp hàng (bốc thăm quyền mua, bốc thăm căn – tầng) cũng như hàng loạt quy định “cứng” về hồ sơ đăng ký mua nhà, vay vốn vẫn được ví như… leo cột mỡ.
Thậm chí, mới đây, tình trạng “méo mó” trong hoạt động bán hàng, quảng cáo của giới trung gian (bao gồm cả “chạy từ A đến Z” hồ sơ, bán suất mua, bán chênh, nhận đặt cọc qua sàn…) cũng được cho là có căn nguyên ở nhu cầu thực quá lớn so với nguồn cung eo hẹp.
Trao đổi với PV, anh Phạm Hải, làm việc trong một công ty chuyên lắp đặt nội thất cho căn hộ dự án, bình phẩm: Mua được NƠXH “hợp lý – hợp túi tiền” tưởng dễ mà rất khó. Những dự án trong khu gần trung tâm thì quá ít. Ở ngoài vành đai 3, xa nội thị, lại chờ đợi ròng rã vài năm thì thuê nhà tối ưu hơn. Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, bộ-ngành đều có chính sách ưu đãi về NƠXH, vậy mà thực tế triển khai vẫn… chưa đến được với người nghèo cần nhà ở.
Tập thể cũ, từng là lựa chọn của rất nhiều người trẻ, đặc biệt là gia đình hai thế hệ. Giá rẻ so với chung cư, pháp lý tốt, vị trí đa phần thuộc nội đô, tiện ích xã hội đủ, dân trí cao… tạo nên ưu điểm khó chối từ của loại hình nhà ở này. Nhưng vấn đề chất lượng công trình, an toàn cho tính mạng, tài sản của người dân lại là “điểm chết” của chung cư cũ.
“Nuôi ý định mua một căn tập thể cũ ở Thành Công (quận Đống Đa) từ trong năm. Tới khi Nghị định của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được ký ban hành, cộng thêm cơ quan chức năng công bố danh sách mức độ nguy hiểm về chất lượng công trình chung cư cũ, gia đình tôi buộc phải chuyển hướng. Nhìn sang chợ chung cư thương mại hiện hữu, vợ chồng tôi buộc lòng phải tiếp tục kéo dài hợp đồng thuê căn hộ chung cư mini ở quận Thanh Xuân với giá 3 triệu đồng/tháng.” – Thanh, một viên chức trong ngành thông tin thư viện, không giấu được vẻ chán nản.
Tài chính dưới 1 tỷ đồng, đồng nghĩa không mơ đến nhà đất thổ cư ở Thủ đô?!
Canh bạc mua đất không sổ
Tài chính dưới một tỷ đồng, đồng nghĩa không mơ đến nhà đất thổ cư. Dẫu vậy, tìm hiểu qua một số cò đất “gạo cội” trong nội thành Hà Nội, người mua có thể lựa chọn những nhà riêng trong vô vàn con ngõ vừa sâu – vừa nhỏ.
Theo đó, đặc điểm chung của nhà thổ cư dạng “ngõ nhỏ – phố nhỏ – nhà tôi ở đó” bao gồm: diện tích từ 9-10 m2 tới 20m2, dạng hình ống, thiếu lưu thông ánh sáng lẫn không khí tự nhiên.
Minh, một môi giới hoạt động chủ yếu ở địa bàn Đống Đa – Hai Bà Trưng, dẫn chứng một căn nhà ở trung tâm quận Đống Đa: Nhà trong cuối con ngõ hẹp chưa tới 1,5m, di chuyển ra Văn Miếu mất gần 10 phút, công trình xây từ trước năm 2.000, diện tích 17m2, chủ nhà phát giá 900 triệu đồng.
Theo môi giới, kiểu nhà thổ cư này rất hiếm nguồn cung vì chủ sở hữu thường không bán. Nhưng với những khách hàng là gia đình có trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, “chui” vào căn nhà quanh năm chỉ le lói vài tia sáng mặt trời thì không thể đảm bảo sức khỏe.
“Dù có giá 500 triệu đồng thì tôi cũng xin “kiếu” căn nhà kiểu ổ tò vò này. Thà đi mua nhà không sổ mà rộng rãi, thông thoáng còn hơn” – một nhân viên hợp đồng ngành giáo dục ở Hà Nội khẳng định.
Theo giới “đi lên từ đất”, đất chưa chứng nhận quyền sử dụng chỉ được giao dịch ở dạng … rỉ tai. Bởi bản chất nguồn gốc đất đều là đất ruộng, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, không “vướng” quy hoạch và không tranh chấp. Tuy nhiên, khả năng được cấp chứng nhận quyền sử dụng của đất dạng này chỉ là 50/50 – và tùy thuộc vào “quan hệ” của bên bán với địa phương sở tại(?)
Để đảm bảo an toàn tài chính cho người mua đất chưa sổ, kinh nghiệm thực tế giao dịch của giới đầu tư chuyên nghiệp cho rằng: Nếu đã “chấm” được đất vừa ý thì nên nhờ văn phòng luật, công chứng tư vấn và đến làm thủ tục giao dịch. Các đơn vị sẽ đưa ra phương án tối ưu cho người mua về giao dịch đất đai.
Đông Hưng (TBKD)
Thực đơn BĐS cho người ít tiền
Reviewed by Dia Oc
on
Tuesday, April 12, 2016
Rating:
No comments: