Tp.HCM: 17.000 căn nhà lấn chiếm sông, rạch
Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết, số nhà lụp xụp ven sông rạch hiện đã tăng thêm hơn 7.000 căn trên địa bàn TP. Nếu tính gộp với khoảng 10.000 căn theo thống kê trước đó, TP sẽ cần di dời 17.000 căn. Bên cạnh tính chất tạm bợ, lụp xụp, phần lớn những ngôi nhà này đều lấn chiếm hành lang bảo vệ của sông, rạch.
Theo những con số được đưa ra từ Trung tâm điều hành chương trình chống ngập Tp.HCM, bề ngang của rạch Đuôi Trâu (đoạn qua phường Tân Tạo, quận Bình Tân) là 6,5m vào năm 2012 thì đến nay, do 2 bên rạch bị dân lấn chiếm để xây nhà nên diện tích đã bị thu hẹp đi không ít.
Trên địa bàn phường Bình Thuận, quận 7, con rạch Bần Đôn vốn có chiều rộng khá lớn khoảng 100m, song do bị người dân đổ đất lân chiếm, đến nay chỉ còn gần 50m. Có đến 518 trường hợp lấn chiếm trái phép sông, rạch trên địa bàn phường Bình Thuận nhưng vẫn chưa hề có trường hợp nào bị xử lý.
Cũng tại quận 7, rạch Cả Cấm cũng bị dự án Riviera Point (do Công ty TNHH Riviera Point làm chủ đầu tư, liên doanh giữa một đối tác từ Singapore và Công ty Tấn Trường) san lấp gần 5.000m2. Đến thời điểm hiện tại, bất chấp các khuyến cáo về sai phạm của UBND TP và chính quyền địa phương, chủ đầu tư dự án trên vẫn tiếp tục quá trình lấp rạch làm dự án.
Trong 1 báo cáo của UBND quận 7 gửi UBND TP, quận này cho biết đã thuê đơn vị đo đạc lập bản đồ hiện trạng vị trí của 156 trường hợp xây dựng lấn chiếm, san lấp kênh rạch ở các phường Tân Thuận Đông, Tân Quy, Phú Thuận, Tân Kiểng và Tân Hưng.
Hàng chục ngàn tỷ đồng để di dời
Các trường hợp trên chỉ là một số rất nhỏ trong những trường hợp sông, rạch bị lấn chiếm để kinh doanh BĐS hoặc làm nhà ở trái phép bị phát hiện. Vì theo công bố từ Phó giám đốc Sở Xây dựng TP, ông Nguyễn Văn Danh, tính riêng trong 4 tháng đầu năm nay, trong quá trình kiểm tra thực trạng của Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, đã có hơn 7.000 căn bị phát hiện. Tuy nhiên trên thực tế, con số trên có thể sẽ lớn hơn bởi trong số liệu khảo sát này chưa bao gồm 67 tuyến kênh rạch nằm rải rác ở các quận 12, 8, 7 chưa cắm mốc hành lang an toàn kênh rạch và chưa có số liệu khảo sát.
Tính ra, với thêm khoảng 10.000 hộ gia đình có nhà ở trên các sông, rạch thì đã có hơn 17.000 căn trên địa bàn TP cần phải di dời và giải toả. Kể từ năm 1993 tới hiện tại, đã có khoảng 36.000 căn nhà trên các sông, rạch đã được TP di dời. Tổng số tiền dành cho việc đền bù, tái định cư đối với những căn nhà này cũng không hề nhỏ, trung bình khoảng 1 tỷ đồng/căn.
Sở Xây dựng đã đề xuất kế hoạch, trong giai đoạn 2016-2020, sẽ có khoảng 11.600 căn nhà lụp xụp sẽ được TP di dời đối với những hộ dân sống dọc theo các tuyến kênh như rạch Cầu Sơn, Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, rạch Bùi Hữu Nghĩa, rạch Văn Thánh, rạch Hàng Bàng, công viên bờ kênh Tẻ, rạch Xuyên Tâm, ao Sông Tân, rạch Nhảy - Ruột Ngựa, rạch Bàu Trâu, kênh Liên Xã, rạch Ông Búp, kênh Thanh Đa, bờ bắc và bờ nam kênh Đôi. Tổng số tiền đền bù cho những căn nhà trên sẽ là khoảng 12.400 tỷ đồng.
Quản lý không nghiêm
Lý giải cho thực trạng tràn ra bờ kênh rạch, sông chiếm đất xây nhà với số lượng ngày càng lớn của người dân, theo Sở Xây dựng, cũng do sự thiếu chính xác của số liệu khảo sát trước đây và sự thay đổi ranh hành lang bảo về và giải toả kênh rạch nên mới khiến số lượng nhà lụp xụp ven kênh, rạch tăng lên một cách chóng mặt như vậy.
Song, theo đánh giá của KTS Ngô Viết Nam Sơn, thì hiện, những quy định liên quan tới việc bảo vệ hành lang rạch, kênh, sông cũng đã được ban hành. Cụ thể, hành lang bảo vệ kênh, rạch sẽ là 50m/bên đối với những sông cấp 1-2 như sông Sài Gòn. Đối với những rạch, kênh, sông thuộc cấp 3-4, hành lang bảo vệ cho mỗi bên sẽ là 30m. Còn với những rạch, kênh trong trường hợp chưa được phân cấp kỹ thuật, hành lang bảo vệ sẽ là 10m/bên.
Người dân sẽ không được phép lấn chiếm xây dựng các công trình kiến trúc hay nhà cửa trên những hành lang này. Phần đất đó sẽ được sử dụng dể xây dựng bờ kè, bờ bao kết hợp với làm đường giao thống, những công trình phục vụ người dân, phục vụ cộng đồng.
Vậy nên, ông Sơn cho rằng, luật đã được ban hành, bởi vậy, chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm lớn nhất trước việc để xảy ra tình trạng lấn chiếm sông, rạch của người dân để xây nhà hay các công trình kiến trúc.
Cũng bởi quản lý chưa nghiêm, không những vậy còn tồn tại việc "bảo kê" rất tiêu cực trong vấn đề quản lý xây dựng, nên đã xuất hiện tình trạng người dân "được" đền bù, di dời ở bờ kênh, sông, rạch này lấy tiền qua những con kênh, sông, rạch khác tiếp tục việc chiếm đất làm nhà.
Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp sở hữu dự án có vị trí gần sông cũng không ngần ngại "bức tử" sông, rạch thông qua việc lấn dần dự án ra đến khu vực giữa sông.
Theo một báo cáo của Sở Giao thông vận tải gửi UBND Tp.HCM, không hiếm trường hợp các dự án sai phạm được chính quyền địa phương cho phép tồn tại. Trong khi đó, việc bùng phát nhà ở ven sông, rạch lại được Thanh tra Sở Xây dựng lý giải là do có sự buông lỏng quản lý, làm ngơ hay có cả “giấy thông hành” từ chính quyền địa phương.
Vào thời điểm năm 1993, Tp.HCM đã phải chi hơn 1.600 tỷ đồng để bồi thường giải toả và di dời cho 7.000 hộ dân sống ven khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hay để di dời 2.500 hộ dân để cải tạo rạch Ụ Cây ở quận 8, TP cũng đã phải bỏ ra số tiền khoảng 4.179 tỷ đồng...
Để giải quyết hậu quả của thực trạng trên, số tiền ngân sách đã phải bỏ ra là quá lớn. Trong khi đó, quả bóng trách nhiệm vẫn đang được đá qua đá lại còn nạn lấn chiếm kênh rạch để làm nhà vẫn cứ tăng lên theo mỗi năm.
Kết quả di dời chưa đạt
Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết, trong vòng 10 năm trở lại đây, có khoảng 1.000 hộ dân sống ven, trên kênh rạch ở 29 dự án tại nhiều quận khác nhau. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu đã đề ra thì kết quả này không đạt. Có thể kể đến như trong giai đoạn năm 2006-2010, chỉ có khoảng 7.500 căn trên thực tế được di dời, quá thấp so với mục tiêu mục tiêu 15.000 căn đã đặt ra trước đó. Hoặc như trong giai đoạn năm 2011-2015, mục tiêu đề ra là gần 14.000 căn nhưng chỉ có 3.200 được di dời.
Theo Thanh niên Online
Theo những con số được đưa ra từ Trung tâm điều hành chương trình chống ngập Tp.HCM, bề ngang của rạch Đuôi Trâu (đoạn qua phường Tân Tạo, quận Bình Tân) là 6,5m vào năm 2012 thì đến nay, do 2 bên rạch bị dân lấn chiếm để xây nhà nên diện tích đã bị thu hẹp đi không ít.
Trên địa bàn phường Bình Thuận, quận 7, con rạch Bần Đôn vốn có chiều rộng khá lớn khoảng 100m, song do bị người dân đổ đất lân chiếm, đến nay chỉ còn gần 50m. Có đến 518 trường hợp lấn chiếm trái phép sông, rạch trên địa bàn phường Bình Thuận nhưng vẫn chưa hề có trường hợp nào bị xử lý.
Cũng tại quận 7, rạch Cả Cấm cũng bị dự án Riviera Point (do Công ty TNHH Riviera Point làm chủ đầu tư, liên doanh giữa một đối tác từ Singapore và Công ty Tấn Trường) san lấp gần 5.000m2. Đến thời điểm hiện tại, bất chấp các khuyến cáo về sai phạm của UBND TP và chính quyền địa phương, chủ đầu tư dự án trên vẫn tiếp tục quá trình lấp rạch làm dự án.
Trong 1 báo cáo của UBND quận 7 gửi UBND TP, quận này cho biết đã thuê đơn vị đo đạc lập bản đồ hiện trạng vị trí của 156 trường hợp xây dựng lấn chiếm, san lấp kênh rạch ở các phường Tân Thuận Đông, Tân Quy, Phú Thuận, Tân Kiểng và Tân Hưng.
Hàng chục ngàn tỷ đồng để di dời
Các trường hợp trên chỉ là một số rất nhỏ trong những trường hợp sông, rạch bị lấn chiếm để kinh doanh BĐS hoặc làm nhà ở trái phép bị phát hiện. Vì theo công bố từ Phó giám đốc Sở Xây dựng TP, ông Nguyễn Văn Danh, tính riêng trong 4 tháng đầu năm nay, trong quá trình kiểm tra thực trạng của Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, đã có hơn 7.000 căn bị phát hiện. Tuy nhiên trên thực tế, con số trên có thể sẽ lớn hơn bởi trong số liệu khảo sát này chưa bao gồm 67 tuyến kênh rạch nằm rải rác ở các quận 12, 8, 7 chưa cắm mốc hành lang an toàn kênh rạch và chưa có số liệu khảo sát.
Hành lang bảo vệ sông đã bị người dân "vô tư lấn chiếm" vì chưa có sự quản lý nghiêm
ngặt của các cấp chính quyền. Ảnh: D.Đ.Minh
Tính ra, với thêm khoảng 10.000 hộ gia đình có nhà ở trên các sông, rạch thì đã có hơn 17.000 căn trên địa bàn TP cần phải di dời và giải toả. Kể từ năm 1993 tới hiện tại, đã có khoảng 36.000 căn nhà trên các sông, rạch đã được TP di dời. Tổng số tiền dành cho việc đền bù, tái định cư đối với những căn nhà này cũng không hề nhỏ, trung bình khoảng 1 tỷ đồng/căn.
Sở Xây dựng đã đề xuất kế hoạch, trong giai đoạn 2016-2020, sẽ có khoảng 11.600 căn nhà lụp xụp sẽ được TP di dời đối với những hộ dân sống dọc theo các tuyến kênh như rạch Cầu Sơn, Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, rạch Bùi Hữu Nghĩa, rạch Văn Thánh, rạch Hàng Bàng, công viên bờ kênh Tẻ, rạch Xuyên Tâm, ao Sông Tân, rạch Nhảy - Ruột Ngựa, rạch Bàu Trâu, kênh Liên Xã, rạch Ông Búp, kênh Thanh Đa, bờ bắc và bờ nam kênh Đôi. Tổng số tiền đền bù cho những căn nhà trên sẽ là khoảng 12.400 tỷ đồng.
Quản lý không nghiêm
Lý giải cho thực trạng tràn ra bờ kênh rạch, sông chiếm đất xây nhà với số lượng ngày càng lớn của người dân, theo Sở Xây dựng, cũng do sự thiếu chính xác của số liệu khảo sát trước đây và sự thay đổi ranh hành lang bảo về và giải toả kênh rạch nên mới khiến số lượng nhà lụp xụp ven kênh, rạch tăng lên một cách chóng mặt như vậy.
Song, theo đánh giá của KTS Ngô Viết Nam Sơn, thì hiện, những quy định liên quan tới việc bảo vệ hành lang rạch, kênh, sông cũng đã được ban hành. Cụ thể, hành lang bảo vệ kênh, rạch sẽ là 50m/bên đối với những sông cấp 1-2 như sông Sài Gòn. Đối với những rạch, kênh, sông thuộc cấp 3-4, hành lang bảo vệ cho mỗi bên sẽ là 30m. Còn với những rạch, kênh trong trường hợp chưa được phân cấp kỹ thuật, hành lang bảo vệ sẽ là 10m/bên.
Người dân sẽ không được phép lấn chiếm xây dựng các công trình kiến trúc hay nhà cửa trên những hành lang này. Phần đất đó sẽ được sử dụng dể xây dựng bờ kè, bờ bao kết hợp với làm đường giao thống, những công trình phục vụ người dân, phục vụ cộng đồng.
Vậy nên, ông Sơn cho rằng, luật đã được ban hành, bởi vậy, chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm lớn nhất trước việc để xảy ra tình trạng lấn chiếm sông, rạch của người dân để xây nhà hay các công trình kiến trúc.
Cũng bởi quản lý chưa nghiêm, không những vậy còn tồn tại việc "bảo kê" rất tiêu cực trong vấn đề quản lý xây dựng, nên đã xuất hiện tình trạng người dân "được" đền bù, di dời ở bờ kênh, sông, rạch này lấy tiền qua những con kênh, sông, rạch khác tiếp tục việc chiếm đất làm nhà.
Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp sở hữu dự án có vị trí gần sông cũng không ngần ngại "bức tử" sông, rạch thông qua việc lấn dần dự án ra đến khu vực giữa sông.
Theo một báo cáo của Sở Giao thông vận tải gửi UBND Tp.HCM, không hiếm trường hợp các dự án sai phạm được chính quyền địa phương cho phép tồn tại. Trong khi đó, việc bùng phát nhà ở ven sông, rạch lại được Thanh tra Sở Xây dựng lý giải là do có sự buông lỏng quản lý, làm ngơ hay có cả “giấy thông hành” từ chính quyền địa phương.
Vào thời điểm năm 1993, Tp.HCM đã phải chi hơn 1.600 tỷ đồng để bồi thường giải toả và di dời cho 7.000 hộ dân sống ven khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hay để di dời 2.500 hộ dân để cải tạo rạch Ụ Cây ở quận 8, TP cũng đã phải bỏ ra số tiền khoảng 4.179 tỷ đồng...
Để giải quyết hậu quả của thực trạng trên, số tiền ngân sách đã phải bỏ ra là quá lớn. Trong khi đó, quả bóng trách nhiệm vẫn đang được đá qua đá lại còn nạn lấn chiếm kênh rạch để làm nhà vẫn cứ tăng lên theo mỗi năm.
Kết quả di dời chưa đạt
Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết, trong vòng 10 năm trở lại đây, có khoảng 1.000 hộ dân sống ven, trên kênh rạch ở 29 dự án tại nhiều quận khác nhau. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu đã đề ra thì kết quả này không đạt. Có thể kể đến như trong giai đoạn năm 2006-2010, chỉ có khoảng 7.500 căn trên thực tế được di dời, quá thấp so với mục tiêu mục tiêu 15.000 căn đã đặt ra trước đó. Hoặc như trong giai đoạn năm 2011-2015, mục tiêu đề ra là gần 14.000 căn nhưng chỉ có 3.200 được di dời.
Theo Thanh niên Online
Tp.HCM: 17.000 căn nhà lấn chiếm sông, rạch
Reviewed by Dia Oc
on
Monday, August 24, 2015
Rating:
No comments: