“Rộng cửa” trong phát triển các khu công nghiệp tại Hà Nội
Khu công nghiệp Thăng Long đã thu hút khá nhiều dự án đầu tư |
Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội còn xác định Hà Nội sẽ tập trung phát triển công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, các khu công nghệ cao, di dời các cơ sở công nghiệp đã có trong các quận nội thành theo loại hình ngành nghề phù hợp.
Theo đó, Hà Nội sẽ hình thành các khu công nghệ cao, cụm, KCN (8.000 ha). Phía bắc bao gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Từ Liêm (với diện tích 3.200 ha) ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử, sản xuất ô tô, dệt may… Phía Nam gồm Thường Tín, Phú Xuyên (1.500 ha) ưu tiên phát trển công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp ,cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ô tô...
Phía Tây Hà Nội là Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn (1.800 ha) ưu tiên phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, công nghệ điện tử… Các thị trấn còn lại trên địa bàn (gồm 1.400 - 1.500 ha) ưu tiên phát triển chế biến nông sản thực phẩm...
Mới đây, trong Quyết định 1081/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội TP. Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong giai đoạn 2011- 2015, Thành phố sẽ tiếp tục triển khai 9 KCN đã được phê duyệt. Trong giai đoạn 2015- 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng mới và mở rộng 15 KCN.
Ông Nguyễn Xuân Chính, Trưởng ban Quản lý các KCN - Khu chế xuất Hà Nội cho biết, vai trò của KCN trong phát triển kinh tế Hà Nội là rất lớn. Tuy mới chỉ có 8 KCN, song các KCN Hà Nội đã đóng góp tới 10% sản lượng công nghiệp toàn Thành phố, chiếm trên 45% kim ngạch xuất khẩu, 20% GDP của Thành phố, giải quyết việc làm cho 110.000 lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ.
Theo Báo cáo của Ban Quản lý các KCN - Khu chế xuất Hà Nội, tính đến hết tháng 6/2011, các KCN của Hà Nội đã thu hút được 537 dự án. Trong đó, có 253 dự án đầu tư FDI, với số vốn đăng ký 3,63 tỷ USD và 284 dự án có vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đạt gần 12.500 tỷ đồng.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có hơn 30.000 DN đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, với số vốn đăng ký hơn 60.000 tỷ đồng; hàng chục tập đoàn đa quốc gia với quy mô vốn đầu tư hàng tỷ USD, trong khi đó, toàn Thành phố mới chỉ có 8 KCN với diện tích 1.225 ha đã đi vào hoạt động. Trong đó, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp ở mức rất cao. Vì vậy, nhiều DN không thể thuê được đất công nghiệp làm cơ sở sản xuất.
Theo Đầu Tư
“Rộng cửa” trong phát triển các khu công nghiệp tại Hà Nội
Reviewed by Lai Tuan
on
Saturday, August 13, 2011
Rating:
No comments: