Hạ tầng giao thông kích giá bất động sản
Như vậy, đến thời điểm này, 6 "cánh tay" nối từ các quận trung tâm TP.HCM sang khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) đã dần hình thành.
Hạ tầng giao thông kích giá bất động sản
Sau cầu Thủ Thiêm 1, 2, 4, cầu bộ hành và hầm vượt sông Sài Gòn, mới đây, UBND TP.HCM đã chấp thuận giao liên danh Tổng công ty Thái Sơn và Công ty CP Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam nghiên cứu, lập đề xuất đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3, mở rộng đường Tôn Đản (quận 4) theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).
Về thiết kế, cầu Thủ Thiêm 3 sẽ nối khu đô thị Thủ Thiêm với trục Tôn Đản (băng qua Nguyễn Tất Thành). Việc hoàn chỉnh hạ tầng cho Thủ Thiêm, ở khía cạnh nào đó làm tăng khả năng thu hút đầu tư cho khu đô thị 737ha này và tạo điều kiện cho bất động sản (BĐS) khu Đông nhộn nhịp dịp cuối năm.
Theo chia sẻ từ các nhà phát triển BĐS tại TP.HCM, chỉ tính riêng trong khu đô thị Thủ Thiêm và các khu vực liền kề thuộc quận 2 (phường An Phú, An Khánh, Cát Lái), sẽ có ít nhất 6 khu nhà ở được giới thiệu ra thị trường trong quý IV/2016.
Trước đó, vào trung tuần tháng 8, thông tin Chính phủ đồng ý với kiến nghị xây cầu Cát Lái, bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông của TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020 đã tác động mạnh đến thị trường BĐS không chỉ khu Đông mà còn tái khởi động thị trường BĐS Nhơn Trạch vốn trầm lắng hơn 6 năm qua.
Cụ thể, cuối tháng 8, Công ty CP Địa ốc Kim Oanh cho biết đã tiêu thụ được 670/700 nền đất thuộc khu Richland City (huyện Nhơn Trạch) chỉ sau 2 giờ công bố ra thị trường. Sức hút của BĐS này một phần do thông tin sẽ xây cầu Cát Lái.
Sự tương hỗ giữa hạ tầng giao thông và thị trường BĐS từ trước đến nay vốn đã ghi nhận nhiều trường hợp. Chẳng hạn như thời điểm công bố thông tin có nhà đầu tư đề xuất xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 (liên danh giữa Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 và Công ty CP Đầu tư Phát triển xây dựng 168) hồi tháng 6 vừa rồi, BĐS khu Nam đã được phen quảng bá rầm rộ.
Hay như trường hợp của đại lộ Phạm Văn Đồng (nối từ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến cầu vượt Linh Xuân - quốc lộ 1A), khi được đưa vào khai thác (tính từ thời điểm thông xe cầu Gò Dưa quý IV/2015) đến nay, hàng loạt khu nhà ở dọc theo tuyến đường này tăng tốc triển khai, đó là chưa kể đến một trung tâm thương mại quy mô lớn thuộc quyền sở hữu của một doanh nghiệp trong nước cũng chuẩn bị thi công.
Nói về sự bổ trợ của hạ tầng đối với BĐS, ông Ngô Quang Phúc - Phó tổng giám đốc Him Lam Land cho biết, về cơ bản, các BĐS nằm cạnh trục giao thông huyết mạch luôn đảm bảo về tính thanh khoản (dễ mua, bán, cho thuê) và giá trị thường cao hơn những nơi khác từ 20 - 30% (ngoại trừ khu vực trung tâm).
Do đó, có không ít trường hợp chủ đầu tư đã hoàn thiện thủ tục pháp lý để triển khai thi công một khu nhà ở nhưng vẫn chờ đến khi các công trình hạ tầng kết nối trực tiếp vào để đảm bảo trước hết yếu tố đầu ra cho sản phẩm.
Hạ tầng giao thông kích giá bất động sản
Ảnh: Quý Hòa.
Sau cầu Thủ Thiêm 1, 2, 4, cầu bộ hành và hầm vượt sông Sài Gòn, mới đây, UBND TP.HCM đã chấp thuận giao liên danh Tổng công ty Thái Sơn và Công ty CP Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam nghiên cứu, lập đề xuất đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3, mở rộng đường Tôn Đản (quận 4) theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).
Về thiết kế, cầu Thủ Thiêm 3 sẽ nối khu đô thị Thủ Thiêm với trục Tôn Đản (băng qua Nguyễn Tất Thành). Việc hoàn chỉnh hạ tầng cho Thủ Thiêm, ở khía cạnh nào đó làm tăng khả năng thu hút đầu tư cho khu đô thị 737ha này và tạo điều kiện cho bất động sản (BĐS) khu Đông nhộn nhịp dịp cuối năm.
Theo chia sẻ từ các nhà phát triển BĐS tại TP.HCM, chỉ tính riêng trong khu đô thị Thủ Thiêm và các khu vực liền kề thuộc quận 2 (phường An Phú, An Khánh, Cát Lái), sẽ có ít nhất 6 khu nhà ở được giới thiệu ra thị trường trong quý IV/2016.
Trước đó, vào trung tuần tháng 8, thông tin Chính phủ đồng ý với kiến nghị xây cầu Cát Lái, bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông của TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020 đã tác động mạnh đến thị trường BĐS không chỉ khu Đông mà còn tái khởi động thị trường BĐS Nhơn Trạch vốn trầm lắng hơn 6 năm qua.
Cụ thể, cuối tháng 8, Công ty CP Địa ốc Kim Oanh cho biết đã tiêu thụ được 670/700 nền đất thuộc khu Richland City (huyện Nhơn Trạch) chỉ sau 2 giờ công bố ra thị trường. Sức hút của BĐS này một phần do thông tin sẽ xây cầu Cát Lái.
Sự tương hỗ giữa hạ tầng giao thông và thị trường BĐS từ trước đến nay vốn đã ghi nhận nhiều trường hợp. Chẳng hạn như thời điểm công bố thông tin có nhà đầu tư đề xuất xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 (liên danh giữa Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 và Công ty CP Đầu tư Phát triển xây dựng 168) hồi tháng 6 vừa rồi, BĐS khu Nam đã được phen quảng bá rầm rộ.
Hay như trường hợp của đại lộ Phạm Văn Đồng (nối từ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến cầu vượt Linh Xuân - quốc lộ 1A), khi được đưa vào khai thác (tính từ thời điểm thông xe cầu Gò Dưa quý IV/2015) đến nay, hàng loạt khu nhà ở dọc theo tuyến đường này tăng tốc triển khai, đó là chưa kể đến một trung tâm thương mại quy mô lớn thuộc quyền sở hữu của một doanh nghiệp trong nước cũng chuẩn bị thi công.
Nói về sự bổ trợ của hạ tầng đối với BĐS, ông Ngô Quang Phúc - Phó tổng giám đốc Him Lam Land cho biết, về cơ bản, các BĐS nằm cạnh trục giao thông huyết mạch luôn đảm bảo về tính thanh khoản (dễ mua, bán, cho thuê) và giá trị thường cao hơn những nơi khác từ 20 - 30% (ngoại trừ khu vực trung tâm).
Do đó, có không ít trường hợp chủ đầu tư đã hoàn thiện thủ tục pháp lý để triển khai thi công một khu nhà ở nhưng vẫn chờ đến khi các công trình hạ tầng kết nối trực tiếp vào để đảm bảo trước hết yếu tố đầu ra cho sản phẩm.
Mua Bán Nhà Đất Blog - Theo Danh nhân Sài Gòn
Hạ tầng giao thông kích giá bất động sản
Reviewed by Dia Oc
on
Monday, September 26, 2016
Rating:
No comments: